Kinh doanh quán cafe hay nhà hàng là một trong những lĩnh vực đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, không chỉ đơn thuần là có ý tưởng kinh doanh và vốn đầu tư. Mà mọi người còn phải có một chiến lược kinh doanh phù hợp với mô hình. Trong bài viết dưới đây, TOREDCO chia sẻ đến với bạn những định hướng chiến lược trong kinh doanh khi bắt đầu mở quán cafe, nhà hàng.
1. Xây dựng những định hướng chiến lược kinh doanh
Kinh doanh đang là hoạt động nổi lên trong những năm trở lại đây. Thị trường đầu tư vào lĩnh vực này cực kỳ sôi động và khốc liệt. Không giống với mô hình cưa cũ, hiện nay những quán cafe phải có sự đầu tư rất nhiều. Qua đó thu hút được lượng khách hàng đáng kể đến cửa hàng của mình. Vậy xây dựng chiến lược kinh doanh sẽ có những định hướng nào?
1.1 Xác định mục tiêu kinh doanh
Để có thể xây dựng được chiến lược kinh doanh cho quán cafe hay nhà hàng của bạn, cần xác định được mục tiêu kinh doanh của mình. Mục tiêu kinh doanh của bạn phải rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi. Bạn cần trả lời câu hỏi: Quán của tôi muốn phục vụ loại khách hàng nào? Muốn cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì?
Khi đã xác định được mục tiêu kinh doanh thì hãy xác định khách hàng của bạn là ai. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tăng tỷ lệ khách hàng quay lại. Bên cạnh đó, cần xem xét các yếu tố như độ tuổi, giới tính, sở thích, thu nhập và lối sống để tìm hiểu về khách hàng mục tiêu của mình.
1.2 Phân tích thị trường
Phân tích kỹ càng và chi tiết về thị trường cũng như khách hàng là bước đệm để lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
- Tìm hiểu về thị hiếu của khách hàng hay mức thu nhập, xu hướng tiêu dùng,… sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Từ đó sẽ đưa ra các điều chỉnh phù hợp về giá thành, khẩu vị đồ ăn, thức uống cũng như dịch vụ đi kèm.
- Xác định khách hàng mục tiêu sẽ là yếu tố then chốt quyết định sự thành công khi bắt đầu mở quán cafe, nhà hàng. Lúc này họ sẽ là người quyết định tất cả những yếu tố khác có liên quan. Có thể kể đến mô hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh, marketing, vị trí,….
- Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh xung quanh khu vực bạn dự định mở quán cafe, nhà hàng. Ví dụ như giá cả, thời gian mở đóng cửa, điểm mạnh, điểm yếu để có những định hướng cần thiết.

1.3 Lựa chọn vị trí và kiến trúc quán
Vị trí quán cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Bạn cần lựa chọn vị trí quán tốt, thông thoáng, dễ tìm kiếm và tiện lợi cho khách hàng. Kiến trúc của quán cũng là một yếu tố quan trọng để tạo cảm giác thoải mái, ấn tượng với khách hàng.

1.4 Quản lý tài chính
Quản lý chi phí là một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh giúp duy trì và phát triển hiệu quả. Bạn cần phải đưa ra kế hoạch chi tiêu hợp lý, giảm thiểu chi phí không cần thiết và tối ưu hóa các chi phí để tăng khả năng sinh lời. Kiểm tra và đánh giá các khoản chi phí định kỳ. Chẳng hạn như chi phí thuê nhà, chi phí nhân viên và chi phí vật tư. Để đảm bảo rằng bạn không tiêu tốn quá nhiều cho các hoạt động của mình.
1.5 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Chất lượng sản phẩm luôn là giá trị cốt lõi cho dù bạn kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào. Chất lượng mà thương hiệu của bạn mang lại sẽ được nhiều khách hàng đón nhận cũng như sử dụng lâu dài.
Ngoài chất lượng sản phẩm thì dịch vụ quán cafe, nhà hàng cũng là yếu tố chính giúp bạn cạnh tranh được với những cửa hàng khác. Cho dù quy mô kinh doanh của bạn nhỏ hơn. Dịch vụ tốt thể hiện ở thái độ niềm nở đón tiếp khách hàng, thái độ chuyên nghiệp từ nhân viên. Qua đó, khách hàng sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi đến đây và sẽ lựa chọn quán cho những lần tiếp theo.

2. Những nguyên tắc cần lưu ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh
Để giúp hỗ trợ cho việc lên chiến lược kinh doanh quán cafe, nhà hàng, bạn cần nắm những nguyên tắc sau và áp dụng hiệu quả trên thực tế:
2.1 Đặt ra mục tiêu và xác định thế mạnh
Việc xác định đúng mục tiêu luôn là ưu tiên hàng đầu khi lên chiến lược kinh doanh. Mục tiêu phải tùy thuộc vào nguồn lực của bạn như thế nào. Khi đặt mục tiêu cho mỗi khía cạnh kinh doanh sẽ chi phối cách thức thực hiện và đánh giá ở từng giai đoạn.
Hơn nữa, mục tiêu cũng phụ thuộc vào nguồn lực và thế mạnh trong cửa hàng của bạn. Để từ đó, bạn sẽ biết được mình đạt được lợi nhuận, doanh số như thế nào và thị phần chiếm được là bao nhiêu. Mục tiêu càng chi tiết, rõ ràng và thực tế thì ở mỗi giai đoạn bạn sẽ dễ dàng đạt được.
2.2 Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Khi bắt đầu nghiên cứu thì kết quả cho ra sẽ xác định được vị trí và tiềm lực của mình so với thị trường. Việc học hỏi đối thủ cạnh tranh ở nhiều khía cạnh cũng mang lại ý nghĩa tích cực. Bạn biết được ưu điểm của đối thủ để áp dụng và hạn chế những sai lầm cho cửa hàng của mình. Và nhờ đó, bạn biết được cái nào sẽ tạo nên sự khác biệt cho quán cũng như tận dụng nó vào thương hiệu của quán.
2.3 Phân bổ ngân sách hợp lý
Sử dụng ngân sách hiệu quả sẽ bổ trợ cho chiến lược kinh doanh của quán cafe, nhà hàng. Nên cân đối các khoản chi phí và ưu tiên những giai đoạn nào cần được thực hiện trước.
2.4 Theo dõi, đánh giá các chiến lược
Sau khi các chiến lược trong kinh doanh quán cafe, nhà hàng của bạn được thực hiện. Bạn có thể theo dõi sát sao những báo cáo kết quả định kỳ. Vì chỉ như thế mới đánh giá được hoạt động kinh doanh có thực sự tốt hay không. Và dựa vào tình hình để thay đổi chiến lược sao cho phù hợp với thực tế.

3. Kết luận
Trên đây là những chiến lược kinh doanh quán cafe cũng như các nguyên tắc khi bắt đầu kinh doanh. Bằng cách áp dụng những định hướng này, bạn có thể tạo ra một thương hiệu độc đáo, thu hút khách hàng và tăng doanh số đáng kể. Nếu bạn có ý tưởng mở quán cafe, nhà hàng nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với TOREDCO để được tư vấn tận tình. Chúng tôi là đơn vị setup & tư vấn quán cafe, nhà hàng chuyên nghiệp và luôn mang đến những giải pháp tối ưu hiệu quả nhất.